Ở Romania,ổsốphátthuốcởchâuÂghi âm nhiều loại thuốc được phân phối chậm hơn Đức tới hai năm. Nếu một bệnh nhân Tây Âu và một bệnh nhân Đông Âu cùng mắc bệnh hiểm nghèo, họ đối diện với hai tình cảnh vô cùng khác nhau, là sống và chết. TờPoliticođã so sánh tình trạng này với chương trình xổ số bưu điện.
"Bệnh nhân ở các nước Tây Âu và các nước lớn được tiếp cận với 90% các loại thuốc mới phê duyệt. Ở Đông Âu và các nước nhỏ hơn, con số chỉ là 10%. Điều này thực sự không thể chấp nhận được", Ủy viên Y tế EU Stella Kyriakides, cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng 4.
Các quan chức cấp cao của EU đang trình bày đề xuất cải cách thị trường dược phẩm toàn lục địa, nhằm là khắc phục vấn đề tiếp cận bất bình đẳng. Họ cho rằng cần xử phạt các công ty không tung sản phẩm ra tất cả 27 nước thuộc thị trường EU trong vòng hai năm. Mục tiêu là tạo một thị trường chung, đảm bảo tất cả bệnh nhân đều có thể kịp thời tiếp cận những loại thuốc an toàn, hiệu quả, giá cả phải chăng, công bằng và bình đẳng.
Tuy nhiên, điều này đứng trước nhiều trở ngại. Đầu tiên là vấn đềtiền bạc.Thực tế, một số loại thuốc rất đắt đỏ. Trong khi đó, 27 quốc gia EU có sự khác biệt lớn về kinh tế, chẳng hạn thu nhập bình quân đầu người của Bulgaria thấp hơn gần 5 lần so với Hà Lan. Điều này có nghĩa một số quốc gia chi nhiều tiền hơn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, cụ thể là thuốc, so với những nước khác.
Phân tích thị trường thuốc ung thư châu Âu của Viện Kinh tế Y tế Thụy Điển (IHE) cho thấy những nước chi tiêu nhiều nhất là Áo, Đức và Thụy Sĩ. Chi tiêu cho thuốc trị ung thư trên đầu người của ba quốc gia này là 92 đến 108 euro, trong khi con số ở Czech, Latvia và Ba Lan từ 13 đến 16 euro.
Chi tiêu thấp hơn đồng nghĩa với kê đơn ít hơn. Ví dụ, trong trường hợp thuốc điều trị ung thư miễn phí, tỷ lệ sử dụng ở các nước thu nhập thấp là bằng một phần 10 đến một phần 5 so với các nước giàu.
"Vì những vấn đề liên quan đến khả năng chi trả, một phần lớn bệnh nhân ung thư châu Âu, đặc biệt là Đông Âu không thể tiếp cận với các loại thuốc hiệu quả", các nhà nghiên cứu chỉ rõ.
Lý do phức tạp hơn nằm ở cách định giá thuốc không rõ ràng và rất đặc thù. Để thương lượng giá, các công ty dược phẩm mặc cả trực tiếp và bí mật với chính phủ, vì vậy không quốc gia nào thực sự biết nước khác đang trả bao nhiêu cho cùng một loại thuốc. Đến nay, đây vẫn là hình thức phổ biến nhất.
"Họ (các công ty dược) chọn tung ra thuốc mới tại những nước họ biết trước sẽ trả giá cao hơn trước tiên. Ở các nước Nam Âu như Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Đông Âu, thuốc được đề xuất ở giai đoạn sau, trong hai hoặc ba năm", Sabine Vogler, người đứng đầu bộ phận kinh tế dược phẩm của Tổ chức Công cộng Quốc gia Áo, giải thích.
Chính phủ ở những nước thu nhập cao sẽ ấn định "giá tham chiếu", được thông báo công khai. Nhưng mức giá này trước đó được thương lượng trong các cuộc đàm phán bí mật, với một khoản chiết khấu không tiết lộ. Quá trình này cũng áp dụng đối với các nước tiếp theo, lấy giá tham chiếu công khai làm cơ sở đàm phán. Kết quả, các quốc gia tại thị trường được coi là "kém hấp dẫn" hơn sẽ xếp cuối cùng.
Đối với ngành dược phẩm, nguyên nhân gốc rễ của quy trình này là các loại thủ tục, giấy tờ buộc chính phủ phải trả tiền cho một loại thuốc mới.
"Đơn đăng ký đàm phán thuốc tốn rất nhiều thời gian. Mỗi quốc gia đều yêu cầu một bộ hồ sơ phù hợp bằng ngôn ngữ địa phương và phải tuân thủ các quy định của địa phương", phân tích do tổ chức vận động hành lang dược phẩm EFPIA, nêu rõ.
Về lý thuyết, chỉ thị minh bạch của EU yêu cầu các nước phải quyết định số tiền họ sẽ trả cho một loại thuốc trong vòng 180 ngày. Nhưng trên thực tế, ở một số khu vực, thời gian có thể kéo dài nếu cơ quan quản lý và chính phủ yêu cầu công ty cung cấp thêm dữ liệu.
Nghiên cứu về thời gian tiếp cận trung bình với thuốc trị ung thư cá nhân hóa ở 5 quốc gia cho thấy Đan Mạch mất hơn 4 tháng để quyết định có nên trả tiền cho một loại thuốc hay không. Ba Lan mất tới 30 ngày.
EU dự kiến thực hiện Đánh giá công nghệ y tế chung, đưa ra một bản đánh giá duy nhất trên toàn khối về các loại thuốc mới, giúp các nước quyết định số tiền phải trả. Các công ty chỉ cần nộp một bộ hồ sơ, thay vì 27 hồ sơ cho mỗi loại thuốc như hiện nay. Cuộc đánh giá chung đầu tiên dự kiến diễn ra năm 2025.
Trước đó, các nước thuộc Sáng kiến Beneluxa về Chính sách Dược phẩm như Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Áo và Ireland, đã bắt đầu hợp tác cùng mua thuốc, đơn giản hóa các cuộc đàm phán cho nhà sản xuất và tăng cường khả năng thương lượng của người mua. Tuy nhiên, đề xuất cải cách nói trên của Ủy ban châu Âu mới là giải pháp tham vọng nhất.
Thục Linh(Theo Politico)